Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

VĂN TẾ HÀ TÂY


Phạm Việt Long



TNc: Kỉ niệm 10 năm Hà Tây khuất bóng (2008 - 2018), trang nhà đưa lại bài Văn tế Hà Tây của Phạm Việt Long

(Điếu Hà Tây Tỉnh)
Hỡi ôi!
Thế cục xoay vần, càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.
Đã từng trải bao nhiêu sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ mãi với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.
Nhớ linh xưa!
Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía bắc, Thành Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một dẻo Tây Nam, mây núi nước miên miên, Hương Tích động mở một trời phật pháp.
Dòng Đà Giang độc lưu lên phía Bắc, sông Tích Hiền tuôn chảy xuống phía Nam.
Sông Đáy trong kết bạn với Nhuệ Giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.
Suối Yến Mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón Ba Tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng niềm mơ ước.
Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thánh hiền, nhận liền anh chùa Trăm Gian linh ứng.
Trúc Lâm môn bàn tay ai gây dựng. Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.
Đền Đồng Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất bóng cửa trùng.
Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông, nhịp phách tiền nâng hồn người lên cõi.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

KẺ SĨ KINH BẮC


Hồ Hoàng















Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
1.Triết gia Trần Đức Thảo. Với con người này, mình chưa được tiếp cận nhiều với những gì ông viết vì sách của ông rất ít phổ biến mà chắc có phổ biến mình cũng rất khó tiếp cận bởi lĩnh vực nghiên cứu của ông không phải giành cho tất cả mọi người. Chỉ biết được cuộc đời đầy cay đắng của ông qua những gì người ta viết về ông.
Giáo sư Văn học Nguyễn Đình Chú đã đánh giá về ông: “là một lưu học sinh đã làm vẻ vang cho tổ quốc trên đất Pháp với tấm bằng thủ khoa thạc sĩ triết học đến nay chưa có người thứ hai; là triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế với những hành động, tác phẩm nổi trội, có ý nghĩa phát triển chủ nghĩa Mác theo hướng “duy vật biện chứng nhân bản” và người khai sinh bộ môn Lịch sử tư tưởng triết học cho giáo dục Việt Nam.”
Giáo sư Trần văn Giàu khẳng định: “Ở Việt nam, người duy nhất được là nhà Triết học, chỉ có Trần Đức Thảo thôi”. Nhà văn hóa Bùi Nam Sơn cho rằng: “Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới”.
Sinh năm 1917, học sinh trường Trung học Pháp nổi tiếng nhất Đông dương Albert Sarraut. Đạt giải nhì cuộc thi Triết học các trường Trung học toàn quốc Pháp. Nhận học bổng phủ Toàn quyền Đông Dương học tại Pari. Đậu thủ khoa Thạc sĩ triết học thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đậu Thạc sĩ Triết học tại Pháp.
Là một học giả được đào tạo bài bản của nền giáo dục hàng đầu thế giới, lại rất có tiếng tăm hứa hẹn một tương lai sán lạn của ông trên đất Pháp. Tham gia Hội nghị Fontainebleau, Bác Hồ đã tìm gặp và đề nghị Trần Đức Thảo về nước phục vụ cách mạng, năm 1952, ông đã xung phong về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Năm 1955 ông trở thành Giáo sư Triết học và Phó Giám đốc đại học Văn khoa Hà Nội, Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.