Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

ĐÔI DÒNG VỀ NHÀ VĂN VŨ TÚ NAM

 


Trần Nhương


Năm 1993 tôi từ nhà xuất bản Quân đội chuyển ngành ra Hội Nhà văn là do BCH và Tổng thư kí Vũ Tú Nam đồng ý. Năm đó có 3 nhà văn về đội hình của Hội là tôi, Nguyễn Khắc Trường và Nguyễn Quang Thiều (2 anh quân đội, 1 anh công an). Hội phải làm công văn lên Ban Tư tưởng và Văn hóa đồng ý mới được tiếp nhận.
Đại hội Hội Nhà văn khóa 4 diễn ra ở Hội trường Ba Đình năm 1989 rất nhiều kịch tính. Nhà văn Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư kí từ năm 1958 đến đại hội 4 là 31 năm lãnh đạo Hội nay nghỉ để gánh trọng trách Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam.Nhà văn Vũ Tú Nam làm Tổng thư kí.

Nhà văn Vũ Tú Nam làm Tổng thư kí vào thời kì sôi động và quyết liệt. Báo Văn nghệ tung ra nhiều truyện ngán nổi tiếng . Đặc biệt quả in truyện ngán Linh nghiệm của Trần Huy Quang gây chao đảo báo Văn nghệ và TBT Hữu Thỉnh. Chính nhà văn Vũ Tú Nam và BCH Hội đã lí giải và bảo vệ Hữu Thỉnh và báo Văn nghệ.TBT Hữu Thỉnh tai qua nạn khỏi vẫn giữ chức TBT còn Trần Huy Quang lên bờ xuống ruộng, treo bút cả chục năm... Năm 1990 rất nhiều những tác phẩm giá trị được giải thưởng như NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, BẾN KHÔNG CHỒNG,,,Có thể nói nhà văn Vũ Tú Nam ghi một dấu ấn quan trọng trong sự phát triển của Hội Nhà văn.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

NGHĨ VỀ NHÀ VĂN TÚY HỒNG


Nguyễn Thị Thu Trang


Nữ nhà văn Túy Hồng (1938-2020)>>>>
27 | Tháng Một | 2014 | Một thời Sài Gòn

 

Tin nhà văn Túy Hồng mất ngày 19 /07/ 2020, làm xáo trộn ký ức của nhiều nhà văn và người đọc, nhất là độc giả miền Nam giai đoạn trước 1975. Nhiều người chợt nhớ trong khi rất nhiều nhà văn khác như Nguyễn Mộng Giác, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị NgH… đều đã có tác phẩm được in lại, riêng Túy Hồng vẫn chưa; một số người còn tưởng Túy Hồng đã đi xa lâu lắm. Chợt nhớ đến câu thơ của Đỗ Phủ: “Văn chương thiên cổ sự/ Đắc thất thốn tâm tri” (Văn chương là sự nghiệp muôn đời/ Được hay mất chỉ tấc lòng biết thôi). Trong tấc lòng nhỏ bé, hạn hẹp của tôi, văn chương Túy Hồng vẫn còn ám ảnh, nhiều nhất là những gì bà viết về Huế và về thân phận người phụ nữ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chính trong bài viết về Túy Hồng so sánh Túy Hồng và Nhã Ca: Cả hai đều là người Huế, đều là nhà văn nổi tiếng, đều lấy chồng là văn/ thi sĩ và nhận xét “Chất Huế có phần đậm nét trong văn của Nhã Ca, từ ngôn từ cho đến cảnh trí”. Tuy nhiên, không chỉ Túy Hồng, Nhã Ca, mà cả Nguyễn Thị Hoàng, Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo,… đều là những cô gái Huế “chính hiệu”. Họ đóng góp rất nhiều vào đời sống văn chương sôi động, nhiều màu sắc ở miền Nam trong suốt những năm trước 1975. Nhã Ca có nhiều tác phẩm gắn với Huế từ nhan đề đến nội dung, nhưng trong văn chương Túy Hồng, chất Huế qua lăng kính của nhà văn thường được khúc xạ, phát tán thành quang phổ nhiều màu rất lạ mà quen.


Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

THÁI ANH VĂN - NGƯỜI PHỤ NỮ CHÓI LỌI LỊCH SỬ TRUNG HOA SẼ GIAO PHÓ CHO BÀ


Lê Phú Khải

Cuối tháng 12 năm 2019, bác sỹ Lý Văn Lượng theo dõi một số bệnh nhân nhiễm virus giống SARS gây bệnh viêm phổi, từ đó ông đã cảnh báo về loại virus mới này trên nhóm WeChat của cựu sinh viên Vũ Hán. Thông tin này được đưa lên mạng internet và nhanh chóng lan truyền. Ngay đêm 30 tháng 12-2019, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán đã triệu tập bác sỹ Lý và yêu cầu được biết lý do ông chia sẻ thông tin này. Ngày 3 tháng 1 năm 2020, cảnh sát Vũ Hán bắt bác sỹ Lý và buộc ông ký biên bản có nội dung: “Phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội!”.
Trước ngày 14-1-2020, một cuộc hội nghị trực tuyến của lãnh đạo chóp bu Bắc Kinh do quỷ đỏ Tập Cận Bình chủ trì với các quan chức địa phương trong cả nước, đã thông báo về sự xuất hiện của virus corona giống mới, lây nhiễm từ người sang người. Nhưng vì sắp có hai hội nghị lớn của nhà nước, sự ổn định chính trị là ưu tiên hàng đầu, nên tin tức phải được giấu kín (!).
Khốn nạn hơn nữa, mặc dù các quan chức cộng sản đều biết rằng con virus này lây lan từ người sang người nhưng vẫn khuyến cáo với nhân dân là nó không lây lan giữa người với người!!!
Nhưng đến ngày 21 tháng 1, tình hình buộc bọn quỷ đỏ Trung cộng phải công bố khẩn cấp đại dịch đã bùng nổ! Trước đó, bữa đại tiệc ngày 19-1 với 10.000 người dự vẫn nhầy nhụa diễn ra ở Vũ Hán, sau đó mọi người tản đi bốn phương trời, mười phương đất mang theo dịch bệnh về quê ăn Tết hay du lịch khắp thế giới! Khi tuyên bố đại dịch bùng phát (21-1-2020) thì đã là ngày 27 tháng Chạp năm Hợi cũ, áp Tết cổ truyền Canh Tý 2020.
1 tỷ 400 triệu dân Tàu sau bữa tiệc 10.000 người ở Vũ Hán đã đón một mùa xuân chết chóc với những biện pháp cách ly tàn bạo nhất - nhốt những thành phố hàng chục triệu dân bằng cách khoá trái cửa ngoài các ngôi nhà! Đánh đập không thương tiếc ai không đeo khẩu trang. Túm cổ những người già mang đi cách ly và không chữa trị để cho chết…

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC THÁNG 2-1979

Diệu An tổng hợp

Nguyên nhân việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?

LTS: Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
Câu hỏi này cần phải được giải thích từ nhiều nguyên nhân, phân tích từ nhiều góc nhìn. Bắc Kinh từng lu loa họ phát động “cuộc chiến tranh phòng vệ” nhằm đem lại hòa bình cho khu vực biên giới, vốn đã trở nên hỗn loạn từ năm 1977, ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ngày càng có nhiều bằng chứng được các học giả nước ngoài công bố, cho thấy Bắc Kinh có những mục đích chiến lược xa xôi, ấp ủ từ lâu.
Cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 do Bắc Kinh khơi mào còn nhằm thử phản ứng của Liên Xô và qua đó đánh giá khả năng tác chiến của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA).
Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết đầu tiên trong chuyên đề Biên giới tháng 2/1979, mời quý vị độc giả tham khảo và chia sẻ thêm các góc phân tích về cuộc chiến.
Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

CÓ MỘT NGÔI ĐÌNH RẤT LẠ !


Đỗ Tiến Thụy

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời, thiên nhiên và nước
Đình, trong cơ cấu tổ chức xã hội phong kiến giông giống như trụ sở ủy ban nhân dân xã bi giờ. Và mỗi đình thường thờ một vị thành hoàng. Nhưng đình Tốt Động lại thờ những hai. Vì sao lại thế?
Mời bà con ngược lịch sử về thế kỉ 15, khi cuộc kháng Minh của nhân dân ta đang vào hồi kết, thế và lực đã nghiêng hẳn về nghĩa quân Lam Sơn với những cuộc vây thành bức hàng khiến quân Minh lâm vào thế chia cắt bị động không ứng cứu cho nhau được.
Trước tình thế ấy, tháng Mười năm 1426, vua Minh buộc phải phong cho Thái tử hoài vương hầu Vương Thông chức Chinh Di tướng quân, mang 5 vạn quân và 5 ngàn con ngựa cùng Thượng thư Bộ binh Trần Hiệp và Tham tướng Mã Anh sang ứng cứu.
Khi đến Đông Quan, Vương Thông lập tức cách chức một loạt tướng cũ, thành lập bộ chỉ huy mới, cùng với Sơn Thọ, Mã Kỳ, Phương Chính, Trần Hiệp, Lý Lượng... tổ chức một cuộc hành quân bão táp với 15 vạn người, “dài đến mười dặm, mũ giáp lòa trời, cờ tàn rợp nội, tự cho là đánh một trận có thể quét sạch quân ta”- (Lam Sơn thực lục).
Vương Thông chia quân làm hai mũi tiến công. Mũi chính với 10 vạn quân do đích thân mình chỉ huy hành quân từ Đông Quan qua Tốt Động, vòng lên đánh úp bản doanh nghĩa quân Lam Sơn đang náu trên vùng Cao Bộ (thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Tây). Hiệu lệnh hiệp đồng là “khi nào có súng hiệu là hai bên đánh thế gọng kìm vào quân ta”- (Việt sử toàn thư).

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

NGƯỜI GIỐNG CỤ HỒ ĐẾN KINH NGẠC


Thái Sinh




Phóng sự 
Ông là người dân tộc Sán Chay (còn gọi là dân tộc Cao Lan) sống trong một hẻm núi ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Giống như bao người nông dân miền núi khác cày ruộng làm nương rẫy, câu cá, hút thuốc lào…Cho đến một hôm người ta phát hiện ra ông giống Bác Hồ đến kinh ngạc trong một lần hội thao ông bắn nỏ bách phát bách trúng…
Tên ông là Lâm Văn Lập, người thôn Khuôn La, xã Tân Hương huyện Yên Bình. Từ QL70 vào đến nhà ông chừng một cây số, đó là con đường đất đủ cho hai chiếc xe bò tránh nhau, ngày nắng ráo thì khá, còn ngày mưa thì lầy lội rất khó đi, nhất là phải qua một con suối nhỏ mưa lớn lũ dâng cao thì phải đợi mấy tiếng đồng hồ nước rút mới qua được.
Tôi phải mấy lần nhờ anh bạn đang công tác ở Huyện Ủy Yên Bình điện hỏi thăm xem ông có ở nhà không mới đến gặp ông được. Hóa ra, mấy năm nay ông theo các con lên Lào Cai giúp chúng làm ăn, thi thoảng mới về nhà, đấy là khi vào vụ cày bừa, gặt hái ông mới có mặt ở nhà, xong việc lại đi. Sống ở Khuôn La bây giờ là hai cụ thân sinh ra ông, vì thế dù đi làm ăn ở đâu đôi ba tháng ông lại về. Ông bảo tôi: Bây giờ tôi về ở hẳn nhà, hai cụ nhà tôi tuổi cao không còn khỏe như ngày xưa nữa...

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

CHUYỆN VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ


Vũ Ngọc Hoàng
Thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2018 10:27 AM

Nhà nước của dân phải luôn biết lắng nghe ý kiến của dân, kể cả trước và sau khi thông qua quyết định. Phản biện khoa học và thảo luận bình đẳng là con đường tiếp cận chân lý mà không có gì có thể thay thế trong khoa học xã hội. Trường hợp vừa rồi là cách tốt cần được phát huy đối với nhiều việc khác. Từ xưa đến nay, kể cả lịch sử tất cả các triều đại, khi nào lãnh đạo đất nước thật sự cầu thị lắng nghe dân thì lòng dân tin tưởng và hướng về triều đình, lúc ấy dân tộc có sức mạnh gấp bội để giữ nước và kiến thiết quốc gia. Còn khi nào triều đình quan liêu, xa dân, không biết lắng nghe mà còn đối phó với nhân dân, thì lòng dân ly tán, sức mạnh quốc gia suy yếu, đến lúc nghiêm trọng thì kẻ thù từ bên ngoài lợi dụng cơ hội ấy để tấn công, đất nước không đứng vững trước hiểm nguy và triều đình suy vong, sụp đổ (Vũ Ngọc Hoàng)
.KD: Ts Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo TƯ vừa gửi cho Blog bài viết này. Một bài viết chủ đề nhạy cảm- Đặc khu kinh tế- với những phân tích thấu đáo về những được mất, thành bại, nên và không nên làm xung quanh chủ đề đặc khu kinh tế.
.Các tiêu đề nhỏ, chủ Blog xin đặt để bạn đọc dễ theo dõi 
————
Đặc khu- thành công và thất bại
Chuyện đặc khu kinh tế đã bàn từ lâu, hàng chục và hàng trăm năm trước, tại nhiều nước trên thế giới và kể cả ở nước ta. Thế giới đã có hàng nghìn đặc khu kinh tế ở hơn một trăm nước. Một số đặc khu thành công, số lớn hơn thì không thành công hoặc thất bại. Họ tổ chức bao gồm 2 loại hình: Loại thứ nhất, có đơn vị hành chính riêng (của một khu). Loại thứ hai, không có đơn vị hành chánh riêng mà chỉ là cho áp dụng cơ chế đặc biệt trên một vùng lãnh thổ nhất định (khác với cả nước ở bên ngoài đặc khu) tại địa điểm cụ thể nào đó. Loại thứ nhất số lượng rất ít nhưng thường mạnh mẽ hơn về cơ chế chính sách và quyền tự chủ, nhiều nơi gần giống như “khu tự trị” về kinh tế; loại thứ hai nhiều hơn, phổ biến hơn.
Ở nước ta hàng trăm năm trước đã từng có các đặc khu kinh tế. Phố Hiến ngày trước cũng là một kiểu đặc khu. Tại Hội An, cách đây khoảng 4 thế kỷ, chúa Nguyễn đã từng tổ chức một đặc khu kinh tế, và đã rất thành công tại đó vào lúc ấy. Với đặc khu kinh tế Hội An, gắn với một thương cảng quốc tế Cửa Đại sầm uất-một trung tâm giao lưu buôn bán của khu vực, nơi đây đã trở thành trung tâm kinh tế của Xứ Đàng Trong. Trung tâm kinh tế này đã đóng góp rất quan trọng về nguồn tài chính và hậu cần cho công cuộc khai khẩn hòa bình khi cư dân Đại Việt tiến dần về phương Nam để mở mang bờ cỏi và nhân đôi nước Việt.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

THƠ VUI HẬU 4.0


Trần Nhương
 
 
Anh chẳng sợ THU TÀN
Sợ nhất là em THU GIÁ
Đồng lương hưu TRỐNG CƠM, CÒ LẢ
Chưa XẨM XOAN đã BÈO GIẠT MÂY TRÔI
.
SẮP QUA CẦU lại e cầu gãy
SA LỆCH CHÊNH như cu gáy với GÀ RỪNG
Đừng CÁCH CÚ, Ả ĐÀO chi nữa
SỬ RẦU như thể người rưng
.
Cau mới chũm ĐƯỜNG LÊN QUÁN DỐC
LUYỆN NĂM CUNG mệt vã mồ hôi
Thôi ta đành GIÃ BẠN được rồi
Em LỚI LƠ cứ bỏ bùa chỗ khác
.
ĐỨNG Ở ĐẰNG XA anh đành liếc lại
LÍ QUA CẦU về với gái quê
LÀNG QUAN HỌ xa một chiều giông gió
Tít ĐÈN CÙ anh đê tê mê....
.
Em có hát NGƯỜI ƠI NGƯỜI Ở
Cũng bái bai, CON SÁO SANG SÔNG...
Tối 9/8/2018

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

HOÀNG MINH TƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ HÒA GIẢI, HÒA HỢP...


Đặng Văn Sinh







Hoàng Minh Tường là một trong những tác giả hàng đầu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sau bộ "Gia phả của đất", năm 2008, ông cho ra đời tiểu thuyết "Thời của thánh thần" gây xôn xao dư luận như một cú đột phá vào thành trì chủ nghĩa "văn học phải đạo". Đương nhiên, tác phẩm bị cấm phát hành như là một hình thức trừng phạt .
Thế nhưng, sau đó lập tức xảy ra một nghịch lý. "Thời của thánh thần" nhanh chóng được dịch sang nhiều thứ tiếng, và lần lượt xuất bản tại Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và… đến giờ chót thì bản tiếng Trung Quốc bị ngừng lại ( do quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng “văn hóa tương đồng” của hai đảng anh em (!)..., làm rạng rỡ cho nền văn học nước nhà vốn không mấy tên tuổi với cộng đồng thế giới.
Năm 2014, Hoàng Minh Tường lại thử sức ở lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử bằng tác phẩm "Nguyên khí". Đây là cuốn sách viết về thân phận người trí thức Việt Nam thời trung đại qua vụ thảm án Lệ Chi Viên thế kỷ XV, như là sự chiêu tuyết cho vợ chồng Ức trai tiên sinh Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Bản thảo cuốn sách do nhà xuất bản Tri thức cấp giấy phép. Mọi thủ tục đều suôn sẻ. Ai ngờ, đến lúc sắp vào nhà in thì có lệnh (vẫn là lệnh miệng) tạm dừng. Như thế có thể xem như số phận "Nguyên khí" đã được định đoạt. Cuối cùng, Hoàng Minh Tường phải chuyển đứa con tinh thần của mình ra nước ngoài. Nhà xuất bản Dân khí và Người Việt Books ở Hoa Kỳ tiếp nhận "Nguyên khí" một cách trân trọng, và chẳng bao lâu, cuốn sách được Công ty thương mại điện tử Amazon phát hành trên toàn thế giới.


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

VĂN TẾ HÀ TÂY


Phạm Việt Long



TNc: Kỉ niệm 10 năm Hà Tây khuất bóng (2008 - 2018), trang nhà đưa lại bài Văn tế Hà Tây của Phạm Việt Long

(Điếu Hà Tây Tỉnh)
Hỡi ôi!
Thế cục xoay vần, càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.
Đã từng trải bao nhiêu sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ mãi với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.
Nhớ linh xưa!
Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía bắc, Thành Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một dẻo Tây Nam, mây núi nước miên miên, Hương Tích động mở một trời phật pháp.
Dòng Đà Giang độc lưu lên phía Bắc, sông Tích Hiền tuôn chảy xuống phía Nam.
Sông Đáy trong kết bạn với Nhuệ Giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.
Suối Yến Mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón Ba Tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng niềm mơ ước.
Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thánh hiền, nhận liền anh chùa Trăm Gian linh ứng.
Trúc Lâm môn bàn tay ai gây dựng. Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.
Đền Đồng Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất bóng cửa trùng.
Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông, nhịp phách tiền nâng hồn người lên cõi.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

KẺ SĨ KINH BẮC


Hồ Hoàng















Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
1.Triết gia Trần Đức Thảo. Với con người này, mình chưa được tiếp cận nhiều với những gì ông viết vì sách của ông rất ít phổ biến mà chắc có phổ biến mình cũng rất khó tiếp cận bởi lĩnh vực nghiên cứu của ông không phải giành cho tất cả mọi người. Chỉ biết được cuộc đời đầy cay đắng của ông qua những gì người ta viết về ông.
Giáo sư Văn học Nguyễn Đình Chú đã đánh giá về ông: “là một lưu học sinh đã làm vẻ vang cho tổ quốc trên đất Pháp với tấm bằng thủ khoa thạc sĩ triết học đến nay chưa có người thứ hai; là triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế với những hành động, tác phẩm nổi trội, có ý nghĩa phát triển chủ nghĩa Mác theo hướng “duy vật biện chứng nhân bản” và người khai sinh bộ môn Lịch sử tư tưởng triết học cho giáo dục Việt Nam.”
Giáo sư Trần văn Giàu khẳng định: “Ở Việt nam, người duy nhất được là nhà Triết học, chỉ có Trần Đức Thảo thôi”. Nhà văn hóa Bùi Nam Sơn cho rằng: “Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới”.
Sinh năm 1917, học sinh trường Trung học Pháp nổi tiếng nhất Đông dương Albert Sarraut. Đạt giải nhì cuộc thi Triết học các trường Trung học toàn quốc Pháp. Nhận học bổng phủ Toàn quyền Đông Dương học tại Pari. Đậu thủ khoa Thạc sĩ triết học thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đậu Thạc sĩ Triết học tại Pháp.
Là một học giả được đào tạo bài bản của nền giáo dục hàng đầu thế giới, lại rất có tiếng tăm hứa hẹn một tương lai sán lạn của ông trên đất Pháp. Tham gia Hội nghị Fontainebleau, Bác Hồ đã tìm gặp và đề nghị Trần Đức Thảo về nước phục vụ cách mạng, năm 1952, ông đã xung phong về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Năm 1955 ông trở thành Giáo sư Triết học và Phó Giám đốc đại học Văn khoa Hà Nội, Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

TRƯỚC KHI QUỐC HỘI BẤM NÚT VỀ LUẬT ĐẶC KHU


Tạ Duy Anh:

Kết quả hình ảnh cho Nhà văn Tạ Duy Anh



TNc; Tôi phải nói ngay những ý kiến phản biện là thể hiện tinh thần công dân, đừng nghĩ họ là diễn biến thù địch. "Trung ngôn nghịch nhĩ", hãy lắng nghe. Trang nhà xin giới thiệu ý kiến của nhà văn Tạ Duy Anh.


Có thể trên thực tế Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng đã bấm nút về Luật Đặc khu rồi, hoặc ai không định bấm rồi sẽ phải bấm (như biểu quyết sáp nhập Hà Tây vào với Thủ đô) nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nói thêm với các vị đôi điều.
Các vị đã từng cho phép thành lập những Tập đoàn kinh tế nhà nước, với lý lẽ để tạo nhiều quả đấm thép đưa nước ta bắt kịp Hàn Quốc. Khi đó ai nói khác đi là bị dọa “Bộ chính trị đã đồng ý”. Giờ thì nhìn đấy, mô hình Tập đoàn kinh tế là thảm họa chưa có lối thoát cho đất nước, là nơi công nghệ rác thải của Trung Quốc làm mưa làm gió trên lưng người dân Việt. Và thay vì mau mau sánh kịp Hàn Quốc, chúng ta tụt lại so với họ thêm một quãng dài miên man.
Các vị đã từng cho phép khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên cũng với lý lẽ để tạo nguồn thu cho ngân sách và tăng trưởng quốc gia. Khi đó giới trí thức ra sức can ngăn, đều bị quý vị bỏ ngoài tai còn người can ngăn thì bị coi là phá hoại, là thế lực thù địch. Trong Quốc hội nếu có ai nói khác đi là bị dọa “Bộ chính trị đã đồng ý”. Giờ thì các vị đã thấy trắng mắt ra chưa? Lỗ nặng chưa phải là thảm họa đáng sợ nhất. Môi trường bị tàn phá tan nát chưa phải là thảm họa kinh khủng nhất. Hãy hình dung mấy chục năm các cơ sở của Trung Quốc không làm kinh tế, mà chuẩn bị cho việc to lớn hơn là thôn tính lãnh thổ, thì điều gì xảy ra hẳn các vị có thể hình dung, mặc dù thực lòng tôi nghi ngờ lòng yêu nước và trí tuệ của đa số quý vị.
Các vị đã từng cho phép khu công nghiệp Fomosa, tập đoàn kinh tế bị xua đuổi khắp nơi vì gây ô nhiễm vào tọa chiếm vùng xung yếu về an ninh của bờ biển Hà Tĩnh, với thời hạn tới 70 năm, cũng vẫn với lý lẽ để tạo cú huých cho tăng trưởng kinh tế, tạo bức tranh sáng cho đầu tư nước ngoài, vực dậy một vùng nghèo đói và nào là đánh thức tiềm năng…Giờ thì quý vị thấy hậu quả đã nhãn tiền. Tôi dám đảm bảo, thứ mà Fomosa tạo ra cho đất nước chúng ta, chỉ bằng một phần rất nhỏ thứ mà nó làm mất đi của đất nước. Đấy là chưa kể, trong 70 năm dài dằng dặc, sẽ còn bao nhiêu sự cố kinh hoàng như đã xảy ra, đi kèm sẽ là những cuộc nổi loạn không ai dám nói trước có thể kiểm soát của ngư dân. 

ĐẶC KHU VÀ TIẾNG KÊU CỦA NHÂN DÂN


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều



Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Quang Thiều

THƯ NGỎ GỬI CÁC VỊ ĐB QUỐC HỘI

Kính thưa các vị,
Trong những ngày này, quanh chúng ta đang vang tiếng kêu của nhân dân về một mối đe dọa mà nhân dân đang cảm thấy và nhìn thấy. Đó là mối đe dọa từ cái tên “ đặc khu”. Trong suy nghĩ đơn giản của tôi, đặc khu không phải tạo ra bất cứ điều gì gọi là sự đe dọa. Nhưng ai là người thuê đặc khu ấy trong một thời gian quá dài mới là kẻ làm ra sự đe dọa. Và trong suy nghĩ có thể là thiển cận của mình, tôi nghĩ “đặc khu” không phải là con đường duy nhất làm cho một đất nước phát triển và giàu có. Rất nhiều quốc gia giàu có trên thế giới không phải dùng phương án gọi là đặc khu mà họ đã phát triển đất nước rực rỡ. Hơn nữa, người sẽ thuê 3 đặc khu ở những vị trí rất đặc biệt và quan trọng có nguy cơ là Trung Quốc. Và chính vì người sẽ thuê 3 vị trí chiến lược của Việt Nam là Trung Quốc nên tiếng kêu của người dân mới vang lên khẩn thiết như vậy.
Trước hết, tôi muốn các vị hiểu một điều quan trọng là tiếng kêu của nhân dân xuất phát từ đâu ?
Từ cảm giác của nhân dân về sự bất an
Từ linh cảm của nhân dân về những bất trắc
Từ trí tuệ của dân dân là trí thức, văn nghệ sỹ, các nhà kinh tế học, các doanh nhân chân chính...
Từ kinh nghiệm và sự thật lịch sử của một dân tộc chống ngoại bang
Từ trách nhiệm và lương tâm của nhân dân đối với vận mệnh tương lai của đất nước.
Kính thưa các vị,
Cách đây mấy năm, tôi đã viết trên báo một bài nói tới sự cảnh báo của nhiều nước lớn về Trung Quốc. Một trong những điều tôi nói tới là hình ảnh các China Town ( phố Tàu) trên thế giới. Đoạn viết như sau :